Ghi nhận Báo hoa mai Đông Dương

Lâm Đồng

Cuối tháng 12 năm 2012, một số người dân ở Thôn 1, xã Đạ Oai, huyện Đạ Huoai phản ánh vào sáng sớm và chập tối họ đã nhìn thấy ba con thú lạ gồm một cá thể nhỏ và hai cá thể lớn có lông nền màu vàng, có những đốm nhỏ như hình hoa mai, vằn đốm màu đen, đầu rất giống đầu của loài mèo. và phát hiện nhiều dấu vết chân mới trên tuyến đường liên thôn, những dấu chân này có kích thước giống với số dấu chân được phát hiện cuối năm 2012 cũng tại khu vực này[31], Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng kết luận thú lạ xuất hiện ở xã Đạ Oai là loài báo hoa mai thuộc họ mèo (Felidae) và cung cấp hình ảnh các loài thú họ mèo (mèo rừng, báo gấm, báo hoa mai, báo lửa và hổ) để đối chứng, các hộ dân nhận ra ba con thú trên là loài báo hoa mai[6]. Hai con lớn có chiều cao khoảng 80 cm, còn con nhỏ có chiều cao chừng 30 cm, trong đó một con đi khập khiễng vì bị thương ở chân (một cá thể bị thương ở chân)[31].

Sự xuất hiện của loài báo hoa mai gây ra lo ngại cho vấn đề an toàn của loài báo vì bẫy thợ săn đặt còn nhiều hơn cả thú rừng, hiện nay, tình trạng săn bắt các loài động vật hoang dã ở mức báo động, số lượng cá thể báo hoa mai còn lại rất thấp, có nguy cơ tuyệt chủng cao, nếu không có biện pháp bảo vệ. Tại thôn 1, nơi loài báo hoa mai xuất hiện, nhiều người dân cho hay có lẽ bây giờ nó đã vào trong rừng sâu, không còn thấy xuất hiện, một số người dân thường xuyên đi rừng cho biết không thấy[32]. Hạt kiểm lâm Đạ Huoai cùng chính quyền tuyên truyền người dân bảo vệ và có biện pháp xua đuổi các cá thể thú để tránh nguy hiểm có thể xảy ra, đề phòng báo tấn công, lực lượng kiểm lâm địa phương cũng tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng để ngăn chặn các hành vi săn bắt, bẫy thú trái phép để bảo vệ loài thú này[31][33].

Hạt Kiểm lâm huyện Đạ Huoai sau khi nhận được nguồn tin đã kiểm tra và theo dõi liên tục trong vòng 1 tuần, còn làm chòi để trực, tiếp tục theo dõi sự di chuyển của loài báo này, phối hợp với chính quyền xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng vệ lỡ khi bị báo tấn công, như xua đuổi, đốt lửa hoặc gây tiếng động, để có cách bảo vệ loài cũng như bảo đảm cả tính mạng cho người dân, tăng cường tuần tra, kiểm tra, giám sát rừng nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi săn bắn trái phép, đồng thời, khuyến cáo không nên ngủ qua đêm trong rừng, thông báo rộng rãi đến người dân, đây là loài thú cực kỳ quý hiếm, nằm trong Sách đỏ cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt và nghiêm cấm săn bắn dưới mọi hình thức. Sự an nguy của loài báo hoa mai này phụ thuộc rất lớn vào ý thức của mỗi người dân và những nhà chức trách trong việc bảo tồn loài động vật đang nằm trong Sách đỏ này[32].

Tại huyện Liên Hiệp, khoảng một tuần, người dân ở thôn Bospha, xã Liên Hiệp (khu vực sau sân bay Liên Khương, huyện Đức Trọng) hoang mang vì có thú dữ xuất hiện, đã có 3 hộ dân thông báo bị thú dữ vào chuồng ăn thịt tại chỗ 13 con ngỗng và phản ánh liên tục có thú lạ về ăn thịt ngỗng trong tuần, khoảng 10 ngày, loài thú này đã về khu dân cư ăn thịt nhiều con ngỗng ngay trong chuồng. Một số người cho biết đã nhìn thấy có hai con thú dữ xuất hiện vào đêm khuya và rạng sáng và thời điểm đó hai con báo này vẫn đang ở khu vực gần sân bay Liên Khương[34]. Những mô tả khác cho biết vào lúc 2h ngày 20 tháng 9, tại gia đình thôn Nghĩa Hiệp, xã Liên Hiệp, báo hoa mai tiếp tục xuất hiện bắt cùng lúc sáu con ngan trong chớp mắt[35]. Việc xuất hiện báo hoa mai trong khu đô thị Liên Nghĩa bắt hàng loạt gà, vịt, ngan thậm chí cả chó của người dân đang gây hoang mang trong các khu dân cư.

Hạt Kiểm lâm Đức Trọng tăng cường tuần tra, tìm kiếm hai cá thể báo, đồng thời cảnh báo người dân các xã Liên Hiệp, N’Thôn Hạ, thị trấn Liên Nghĩa nâng cao ý thức cảnh giác, có biện pháp đề phòng thú dữ, không ra đường khi ít người, nhất là ban đêm. Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng triển khai công tác tuyên truyền vận động nhân dân tiến hành các biện pháp xua đuổi báo hoa mai về môi trường tự nhiên, tránh trường hợp săn bắn trái phép[21][36]. Chi cục báo cho Cục Kiểm lâm cho ý kiến và biện pháp xử lý, bảo vệ hai cá thể báo này còn lực lượng kiểm lâm, dân phòng địa phương tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ an toàn cho người dân và ngăn chặn các đối tượng săn thú trái phép[37].

Chính quyền đã ra văn bản thông báo tới tất cả các hộ dân khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác trước việc báo hoa mai xuất hiện trong đô thị gây hoang mang dư luận. Tỉnh Lâm Đồng có văn bản chỉ đạo xử lý những nội dung liên quan đến sự xuất hiện hai cá thể báo hoa mai tại khu dân cư, gần sân bay Liên Khương-Đà Lạt, để chủ động đề phòng, xử lý nhằm bảo đảm an toàn cho người dân và bảo vệ hai cá thể báo hoa mai, tổ chức tuyên truyền trên hệ thống loa, đài truyền thanh của xã, thôn đến người dân sinh sống tại xã Liên Hiệp, khu vực sông Đa Nhim (giáp ranh xã Tu Tra, Đơn Dương), khi phát hiện báo hoa mai phải báo động cho những người chung quanh biết và báo cáo kịp thời, tổ chức lực lượng kiểm tra các địa điểm, khu vực sân bay Liên Khương, dùng dụng cụ phát âm thanh để xua đuổi các cá thể báo hoa mai về tự nhiên[38].

Quảng Trị

Chính quyền ở Quảng Trị tiếp nhận phản ánh của người dân trong xã trình báo về việc hàng loạt dê nuôi trong trang trại bị chết bất thường và mất tích bí ẩn. Trong thời gian ngắn hàng chục con dê của một trang trại chăn nuôi mất tích, chết bất thường và xung quanh trang trại này có nhiều dấu chân thú đường kính gần 20 cm để lại, dấu chân này cho thấy có năm móng vuốt khá sâu, một dấu chân thú khác có kích thước nhỏ hơn bên con đường vào khu rừng trồng bạt ngàn. Tổng cộng có 13 con dê chết bất thường hoặc mất tích, việc nhiều con dê bị mất tích xảy ra vào ít hôm trước trong buổi sáng, đến chiều, tung tích đàn dê mất tích bí ẩn vẫn chưa được tìm thấy và sáng người dân mới phát hiện nhiều dấu chân thú lớn nghi là hổ, cùng một bộ xương của dê ở khu vực gần trang trại[39].

Dê nuôi bị mất tích cùng lúc với việc người dân xã Hải Lâm phát hiện nhiều dấu chân thú lớn cùng một bộ xương dê ở khu vực gần trang trại[23]. Kiểm lâm xác định đây là loài báo hoa mai và khu vực nghi có 2 cá thể báo hoa mai tấn công, ăn thịt đàn dê và khu vực chúng có thể sinh sống, kiếm ăn nhằm bảo vệ. Cơ quan kiểm lâm tìm giải pháp xử lý phù hợp với sự xuất hiện của con báo. Kiểm lâm cũng khuyến cáo người dân không đến gần khu vực phát hiện có dấu chân báo hoa mai để đảm bảo an toàn cho bản thân và cả cho con báo[5]. Việc xác định khu vực nghi có 2 cá thể báo hoa mai sinh sống nhằm lập phương án bảo vệ chúng khỏi sự săn bắt, giết hại của con người vì đây là loại động vật hoang dã quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ[23].

Xã Hải Lâm huy động lực lượng trên địa bàn trực và xua đuổi, đồng thời thông báo người dân không được vào khu vực nguy hiểm này, tăng cường tuyên truyền cho người dân trong vùng để đề phòng và bảo vệ loài động vật này[40], cảnh báo người dân không đi vào khu vực nghi có mãnh thú để đề phòng trường hợp nguy hiểm[25], không nên vào khu vực nghi có thú rừng, người dân không nên vào rừng một mình và vào ban đêm mà phải đi đông người và vào ban ngày. Trường hợp phát hiện thú dữ hay thú lạ phải báo ngay mà không được tự tiện săn bắt, giết thịt[18], lực lượng kiểm lâm đã xác minh các cá thể động vật hoang dã, huy động lực lượng ngăn thú dữ xâm hại con người và vật nuôi xung quanh đồng thời bảo vệ chúng khỏi sự săn bắn[8][9] Tại khu vực nghi xuất hiện báo hoa mai là khu vực giáp ranh xã Hải Lâm đã phát thông tin trên các bản tin truyền thanh của xã Hải Thọ, xã Hải Lâm để người dân nêu cao tinh thần cảnh giác[41].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Báo hoa mai Đông Dương http://www.iucnredlist.org/details/15954/0 http://thiennhien.org/tin-ve-thien-nhien-va-bao-to... http://antt.vn/dau-chan-nghi-cua-thu-lon-an-thit-o... http://baobinhduong.vn/bao-hoa-mai-sinh-san-tai-bi... http://www.baogiaothong.vn/can-canh-hien-truong-ng... http://baolamdong.vn/xahoi/201301/Bao-hoa-mai-can-... http://cand.com.vn/Xa-hoi/Thu-la-xuat-hien-tai-Lam... http://cand.com.vn/Xa-hoi/Xua-duoi-bao-hoa-mai-ve-... http://m.cand.com.vn/Xa-hoi/Quang-Tri-Xac-dinh-khu... http://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/mai-me-tam...